Hãng nào đã tạo ra đồng hồ bấm giờ lên cót tự động đầu tiên? Heuer, Seiko hay Zenith?

11/04/2023

Trước khi những chiếc đồng hồ điện tử, và sau này là những chiếc smartphone, tính năng hữu ích nhất trên một chiếc đồng hồ đeo tay có lẽ là chronograph, bấm một nút để bắt đầu đếm giờ, rất tiện lợi trong thể thao và sau đó là đua xe. Cách đây ít lâu mình đã có bài tổng hợp chi tiết cách một hệ thống chronograph trong đồng hồ cơ vận hành như thế nào.

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết mọi “sử gia đồng hồ” đều đồng tình với nhau rằng chiếc đồng hồ với tính năng bấm giờ hiện đại đầu tiên là Compteur de Tierces của nghệ nhân Louis Moinet tạo ra năm 1816. Khi ấy, Compteur de Tierces được dùng để theo dõi thời gian trong thiên văn, nhưng bố cục mặt đồng hồ thật sự rất giống với những chiếc chronograph của ngày hôm nay.

[​IMG]

Cái cần tìm hiểu hơn, đấy là giữa thế kỷ XX, rốt cuộc hãng nào mới là cái tên đầu tiên cho ra mắt một chiếc đồng hồ cơ kết hợp hai tính năng có ích nhất: Chronograph và búa lên cót tự động? Để giải đáp câu hỏi này, phải lật lại lịch sử hơn nửa thế kỷ trước.

Năm 1844, nghệ nhân Charles Victor Adolphe Nicole khi ấy mới 30 tuổi, đã tạo ra cuộc cách mạng đầu tiên của đồng hồ bấm giờ. Thiết kế của ông kẹp thêm một trục cam nhỏ bên trong cỗ máy đồng hồ cơ, và đó là chi tiết tối quan trọng để trả kim giây đếm giờ về vị trí vạch số 12, tính năng tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Rồi sau đó đến năm 1862, vẫn cứ là Nicole, với thiết kế trang bị những nút bấm để bắt đầu đếm giờ, dừng đếm và reset kim giây, ba tính năng tối quan trọng đối với mọi chiếc đồng hồ bấm giờ.

Đó là thời điểm thế giới chuyển mình giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Những chiếc đồng hồ đầu tiên có tính năng chronograph khi ấy hầu hết đều là những đồng hồ quả quýt. Cái tên đầu tiên tạo ra một chiếc đồng hồ bấm giờ với kích thước vừa vặn đeo lên cổ tay là một cái tên khá xa lạ với anh em ngày nay: Moeris SA.

Kế đến, mới tới lượt những cái tên thân quen hơn với các dân chơi đồng hồ cổ: Lemania, Universal Geneve và Eberhard. Họ liên tục đăng ký bản quyền và ra mắt sản phẩm thương mại với tính năng bấm giờ. Lấy ví dụ chiếc Monopusher của Eberhard ra mắt ở thập niên 1920:

Cuộc cách mạng thứ hai của đồng hồ chronograph là khi các hãng phát minh ra cơ chế bấm giờ hai nút. Một nút bấm góc 2h để bắt đầu và tạm dừng bấm giờ, và nút bấm góc 4h dùng để reset kim giây. Chiếc đầu tiên ứng dụng bố cục thiết kế này chính là của Breitling, mang tên Choreograph, ra mắt năm 1933:

Rồi tới năm 1936, Longines tạo ra được tính năng flyback, đếm lại giờ mà không phải dừng kim giây và reset, chỉ cần ấn một nút, kim giây tự động nhảy về vị trí 12 giờ và tiếp tục đếm ngay lập tức. Flyback chronograph cực kỳ hiệu quả với bộ môn thể thao tốc độ khi ấy đang bắt đầu trở nên phổ biến. Flyback được kích hoạt bằng cách giữ nút reset góc 4h, thả nút ra kim giây tự động tính thời gian tiếp.

Gần như đồng thời với tính năng flyback chronograph, là rattrapante, với hai kim giây độc lập, tính giờ liên tục của hai chiếc xe hay hai vận động viên. Cha đẻ của phát kiến này không ai khác chính là ngài Perrelet, người đã tạo ra bộ máy đồng hồ cơ tự động đầu tiên. Khi bắt đầu bấm giờ, cả hai kim giây cùng chuyển động đồng thời, nhưng khi ấn nút ngừng đếm, chỉ có một kim dừng lại, kim thứ hai vẫn chạy tiếp.

Vấn đề duy nhất, mọi giải pháp được liệt kê ở trên đều sử dụng máy lên cót tay, chứ không có búa lên cót tự động.

Đến thập niên 1960, cuộc đua chế tạo máy cơ đồng hồ chronograph automatic bắt đầu nóng lên với ba cái tên cùng nghiên cứu một cách độc lập.

Đầu tiên là một liên minh tên là Chronomatic Consortium, bao gồm những cái tên khét tiếng thời ấy: Heuer, Hamilton-Buren, Breitling và Dubois Depraz. Để dễ so sánh thì anh em hãy nghĩ đến một cái liên minh tạo ra từ những đội bóng nổi tiếng nhất: Real Madrid, Barcelona, Manchester City và Milan. So sánh như vậy mới công bằng với sức mạnh kỹ thuật mà liên minh Chronomatic có được ở thời điểm ấy.

Thực ra khi ấy, Heuer và Breitling là hai đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất, vậy nên mới so sánh họ như Real và Barca. Khi chi phí nghiên cứu phát triển máy automatic chronograph leo thang quá khủng khiếp, thì Breitling được gọi để gia nhập cuộc chơi, khi ấy mới đủ tiền để nghiên cứu hàng năm trời.

Ngày 3/3/1969, liên minh Chronomatic ra mắt thành quả đầu tiên của họ: Caliber 11. Nó được chia thành hai lớp, bộ máy lên cót tự động để theo dõi thời gian, và lớp thứ hai chồng lên mới là cơ cấu bấm giờ. Vì thế nhìn ở ngoài, không thể nhìn thấy búa lên cót dạng micro rotor, do nó bị giấu ở giữa bộ máy.

Bất chấp việc kết cấu kẹp sandwich như vậy, phần máy chronograph của Caliber 11 vẫn được coi là một phần tích hợp của bộ máy, chứ không phải một module độc lập muốn đem sang lắp cho bộ máy khác là được. Với những nghiên cứu của các kỹ sư, Caliber 11 vận hành ở tần số 21.600 vph, trữ cót liên tục 42 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên vì hạn chế kỹ thuật, núm crown chỉnh giờ cũng như hỗ trợ lên cót tay bị dời sang cạnh trái của chiếc đồng hồ, thay vì nằm ở góc 3h như thông thường. Caliber 11 khi ấy được trang bị trên rất nhiều mẫu đồng hồ của Heuer và Breitling. Heuer lắp nó vào Autavia, Carrera, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là chiếc Monaco trên tay nam tài tử Steve McQueen ở đường đua Le Mans.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận